Thủng màng nhĩ ở trẻ em: Triệu chứng và cách phòng ngừa

0 0
Read Time:4 Minute, 48 Second

Thủng màng nhĩ ở trẻ em là tình trạng không hiếm gặp khi các cha mẹ đưa con đến bệnh viên thăm khám. Thủng màng nhĩ gây đau cho trẻ. Nếu không phát hiện kịp thời những dấu hiệu nhận biết để có thể tìm ra cách giải quyết sẽ dẫn đến kết quả không bố mẹ nào mong muốn. Nó có thể ảnh hưởng đến thính lực, khả năng nghe của trẻ. Chính vì thế, cha mẹ cần phải quan tâm nhiều hơn đến tai mũi họng của con. Đây đều là những bộ phận rất quan trọng đối với bất kỳ ai.

Màng nhĩ và chức năng của màng nhĩ

Màng nhĩ là một màng phân chia giữa tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ có hình bầu dục, hơi lồi. Nó giống như một hình nón với các phần rỗng của nón quay ra phía ngoài. Và nghiêng một góc 30 độ so với đáy ống tai.

Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám hồng. Nó có thể nhìn xuyên qua. Màng nhĩ có chiều cao khoảng 9mm và rộng khoảng 8mm. Màng nhĩ mỏng như giấy nhưng có 3 lớp rất chắc chắn.

Ở trẻ em, màng nhĩ mỏng và có độ đàn hồi. Sau này trở nên dày hơn và cứng hơn khi trưởng thành. Vòng hình khuyên giữ màng nhĩ cố định tạo thành một lớp màng không thấm nước và kín giữa tai giữa và tai ngoài.

Vai trò của màng nhĩ đối với tai của trẻ
Màng nhĩ có chức năng truyền tải âm thanh và ngăn chặn các vật thể lạ bên ngoài xâm nhập vào tai của trẻ

Chức năng của màng nhĩ là truyền tải âm thanh từ không khí vào tai qua ba xương nhỏ bên trong tai giữa, rồi vào cửa sổ hình bầu dục trong ốc tai chứa đầy chất dịch lỏng.

Ngoài ra, màng nhĩ còn có chức năng ngăn chặn vi khuẩn và các vật thể lạ bên ngoài xâm nhập vào tai. Khi bị thủng màng nhĩ, vi khuẩn có thể tấn công và gây viêm tai giữa ở trẻ.

Thủng màng nhĩ do đâu?

  • Viêm tai giữa: Viêm tai giữa thường dẫn đến sự tích tụ chất lỏng trong tai giữa. Áp lực từ các chất lỏng này có thể khiến màng nhĩ vỡ ra.
  • Thay đổi áp suất: Các hoạt động gây ra thay đổi áp lực trong tai dẫn đến màng nhĩ bị thủng. Khi áp suất không khí trong tai giữa và áp suất không khí trong môi trường mất cân bằng sẽ tác động lên màng nhĩ. Các hoạt động gây ra thay đổi áp lực dễ gây viêm tai giữa bao gồm: lặn biển, đi máy bay, lái xe tốc độ cao, thổi trực tiếp vào tai
  • Âm thanh lớn hoặc tiếng nổ (chấn thương âm thanh): Một âm thanh lớn hoặc tiếng nổ lớn từ một vụ nổ hoặc tiếng súng có thể gây thủng màng nhĩ.
  • Dị vật tai: Sử dụng tăm bông, kẹp tóc để ngoáy tai có thể làm thủng màng nhĩ
  • Chấn thương đầu nghiêm trọng: Chấn thương nghiêm trọng như gãy nền sọ có thể gây ra trật khớp hoặc tổn thương cấu trúc tai giữa và bên trong màng nhĩ.

Dấu hiệu nhận biết thủng màng nhĩ

Đau là triệu chứng chính của thủng màng nhĩ. Đối với một số người cơn đau có thể nghiêm trọng. Đau có thể kéo dài trong suốt cả ngày. Hoặc có thể tăng hoặc giảm cường độ.

Thông thường sau khi cơn đau biến mất, tai bắt đầu chảy chất lỏng như nước. Có máu hoặc có mủ do màng nhĩ bị vỡ. Một vết thủng do nhiễm trùng tai giữa thường gây chảy máu.

Những bệnh nhân nhiễm trùng tai có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ, người bị cảm lạnh hoặc cúm. Và ở những khu vực có chất lượng không khí kém.

Bệnh nhân có thể mất thính lực tạm thời hoặc giảm thính lực ở bên tai bị ảnh hưởng. Các triệu chứng khác như ù tai, chóng mặt.

Các cách phòng ngừa thủng màng nhĩ đơn giản

Trẻ đưa tay lên tai
Không nên để trẻ đưa tay, đặc biệt là ngón tay chọc vào trong tai cũng như cho các vật lạ vào tai, điều này giúp tránh làm tổn thương vùng trong tai nhạy cảm của trẻ
  • Nhận điều trị nhiễm trùng tai giữa: Hãy nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng tai giữa. Bao gồm đau tai, sốt, nghẹt mũi và giảm thính lực. Trẻ bị nhiễm trùng tai giữa thường quấy khóc và có thể không chịu ăn. Cần đi khám bác sĩ để ngăn ngừa ảnh hưởng đến màng nhĩ.
  • Bảo vệ đôi tai trong chuyến bay: Nếu có thể, đừng bay nếu bạn bị cảm lạnh hoặc bị nghẹt mũi, ù tai. Trong quá trình cất cánh và hạ cánh. Hãy sử dụng bịt tai để cân bằng áp suất, ngáp hoặc nhai kẹo cao su.
  • Không cho vật lạ vào tai: Không bao giờ cố gắng lấy ráy tai bằng các vật dụng như tăm bông, kẹp giấy hoặc kẹp tóc. Những vật dụng này có thể dễ dàng làm rách hoặc thủng màng nhĩ. Đồng thời dạy trẻ nhỏ không cho bất kì một vật thể lạ nào vào tai.
  • Bảo vệ tai tránh khỏi các tiếng nổ lớn: Có những công việc của bạn bắt buộc phải nghe những tiếng động mạnh, âm thanh lớn. Vậy thì bạn hãy bảo vệ tai bằng cách đeo nút tai bảo vệ hoặc nút bịt tai.
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

4 + 4 =