Sốt phát ban ở trẻ: Những kiến thức mẹ cần biết

0 0
Read Time:5 Minute, 1 Second

Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là nhóm tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi. Sốt phát ban là một căn bệnh bệnh truyền nhiễm lành tính, do virus herpes 6 hoặc 7 gây ra, với triệu chứng điển hình là nóng sốt và xuất hiện những nốt ban hồng trên da. Sốt phát ban ở trẻ thường vô hại. Trẻ sẽ khỏi nếu được nghỉ ngơi và chăm sóc đầy đủ. Trong trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể dẫn đến sốt cao và gây ra biến chứng. Do vậy phụ huynh cần chú ý. Vậy sốt phát ban có những biểu hiện cụ thể gì? Có cách nào phòng ngừa hiệu quả sốt phát ban? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh sốt phát ban ở trẻ và cách phòng tránh.

Sốt phát ban là bệnh như thế nào?

Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn. Hầu hết trẻ em đều có ít nhất 1 lần mắc bệnh này. Bệnh được biểu hiện bằng sốt và nổi nhiều chấm đỏ rải rác toàn thân (phát ban). Ðây là bệnh lây theo đường hô hấp do người lành hít phải các chất có siêu vi trùng gây bệnh khi người bệnh ho hay hắt hơi.

Trẻ bị sốt phát ban do đâu?

Bệnh do nhiều loại siêu vi gây ra. Nhưng có 2 nguyên nhân chính gây bệnh sốt phát ban. Đó là là siêu vi sởi và siêu vi gây bệnh rubella. Bệnh sởi còn gọi là ban đỏ. Còn bệnh rubella còn gọi là ban đào.

Bệnh sốt phát ban ở trẻ có nguy hiểm không?

Ban đỏ hay sởi chỉ nguy hiểm khi có biến chứng. Các biến chứng thường gặp của sởi là viêm phổi, viêm tai giữa, kiết lỵ và nặng hơn là viêm não. Ban đào hay rubella thì rất lành tính ở trẻ em, rất hiếm gặp biến chứng. Tuy nhiên nếu phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu mắc bệnh ban đào sẽ ảnh hưởng đến thai nhi gây sẩy thai, sinh non, thai nhi sinh ra mắc nhiều tật ở mắt, tim, não.

Biểu hiện của bệnh sốt phát ban 

Da trẻ nổi nhiều chấm đỏ rải rác
Khi bị sốt phát bạn, trên da trẻ xuất hiện nhiều chấm đỏ rải rác

Những triệu chứng sốt phát ban thường thể hiện ra từ 1 đến 2 tuần sau khi mắc bệnh. Đôi khi, các dấu hiệu có thể không thấy hoặc triệu chứng nhẹ. Những biểu hiện của bệnh có thể bao gồm:

  • Sốt. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là sốt cao trên 39,4°C ngay khi nhiễm bệnh. Đối với sốt phát ban ở trẻ, các triệu chứng có thể là viêm họng, sổ mũi, ho đi kèm với sốt. Bạn cũng sẽ thấy các hạch bạch huyết sưng lên ở phần cổ của trẻ. Sốt sẽ kéo dài khoảng 3-5 ngày.
  • Phát ban. Trong phần lớn các trường hợp, phát ban có thể theo sau những cơn sốt, da trẻ sẽ xuất hiện các đốm đỏ nhỏ bằng hoặc bị sưng lên. Một số đốm có thể có một vòng màu trắng bao quanh nó. Phát ban ở trẻ em sẽ lan rộng từ từ bắt đầu từ vùng ngực, lưng, bụng tới cổ và cánh tay. Chúng có thể không lan tới chân và mặt, thường biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không gây bất kỳ sự khó chịu nào cho trẻ.

Một số dấu hiệu và triệu chứng sốt phát ban khác có thể bao gồm:

  • Khó chịu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Tiêu chảy nhẹ
  • Chán ăn
  • Sưng mí mắt.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có cần phải nhập viện khi bị sốt phát ban không?

Bệnh sốt phát ban có thể điều trị tại nhà bằng cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu có sốt, thuốc giảm ho, cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu. Cần mang trẻ đến bệnh viện khi trẻ sốt cao không hạ, thở mệt, tiêu phân có máu, chảy mủ tai, co giật hôn mê vì lúc này trẻ đã có biến chứng.

Cách phòng ngừa bệnh sốt phát ban ở trẻ

Chủng ngừa là cách phòng ngừa tốt nhất

Trẻ đi tiêm phòng
Chủng ngừa là cách phòng ngừa trẻ bị sốt phát ban tốt nhất

Sởi có thể chích ngừa khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng Rubella được chích chung với quai bị và sởi trong cùng 1 lần khi trẻ được 12 tháng tuổi.

Phòng ngừa sốt phát ban bằng cách hạn chế tiếp xúc người mắc

Phòng ngừa bệnh sốt phát ban cho trẻ bằng cách hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân bị nghi ngờ đang mắc bệnh. Cách này rất khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban.

Khi trẻ bị sốt phát ban có nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn không?

Không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn. Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu và dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên không nên để trẻ bị lạnh. Kiêng ăn sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

28 − 24 =