Đa số người cao tuổi hiện nay luôn mắc phải bệnh lãng tai . Nó khá phổ biến và dẫn tới gây ảnh hưởng tất lớn làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Làm cho người cao tuổi cảm thấy chán nản, áp lực,thậm chí có thể gây nên trầm cảm. Gây khó khăn trong việc giao tiếp hằng ngày với mọi người xung quanh. Chúng ta có nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy người cao tuổi nên biết cách phòng ngừa bệnh lãng tai một cách hợp lý. Hãy cùng tìm hiểu cách phòng tránh bệnh lãng tai ở người cao tuổi nhé
Bệnh lãng tai ở người cao tuổi là như thế nào?
Lãng tai ở người cao tuổi là hiện tượng mất thính giác xảy ra khi cơ thể già dần theo thời gian. Đây là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến thường gặp ở người cao tuổi. Việc gặp khó khăn về thính giác có thể khiến bệnh nhân khó theo kịp các cuộc đối thoại, nghe điện thoại, chuông cửa, kèn xe và các thiết bị báo động khác. Bệnh lãng tai cũng khiến người già khó trò chuyện với gia đình và bạn bè, dẫn đến tình trạng tự ti, tự cô lập bản thân. Do bệnh lãng tai thường ảnh hưởng đều cả hai lỗ tai nên người bệnh khó phát hiện ra được và phòng ngừa tình trạng này.
Những cách phát hiện bệnh lãng tai
Bạn hãy đưa người nhà đi khám bác sĩ nếu phát hiện những biểu hiện sau:
- Khó bắt kịp các cuộc nói chuyện, cuộc gọi điện thoại.
- Khó bắt kịp khi hai hoặc nhiều người cùng nói chuyện.
- Bật âm lượng TV, đài radio to quá mức.
- Khó chịu, cáu gắt vì tiếng ồn xung quanh.
- Thường có cảm giác như có tiếng lầm bầm bên tai.
- Không nghe được giọng phụ nữ và trẻ em nói chuyện.
Nguyên nhân người già bị lãng tai
Có nhiều yếu tố khiến thính giác suy giảm khi con người già đi. Như việc tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn quá to hoặc quá dài. Hậu quả của những quá trình này làm hỏng các tế bào lông trong tai. Một khi những tế bào lông này bị hư hỏng, chúng không thể mọc trở lại và khả năng nghe của tai sẽ giảm sút. Các tình trạng phổ biến ở người cao tuổi như huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường cũng làm giảm thính giác. Một số loại thuốc (đặc biệt là thuốc hóa trị liệu) cũng có thể làm mất thính giác.
Thế nào là các biện pháp tránh bị lãng tai ở người cao tuổi?
Những biện pháp sau có thể giúp người cao tuổi vượt qua chứng lãng tai:
- Bạn hãy thông báo bệnh tình của người nhà cho tất cả người thân, bạn bè cùng biết nhằm chung tay giúp đỡ, động viên người bị lãng tai.
- Bạn nên yêu cầu bạn bè và gia đình đối mặt với người bệnh. Khi nói chuyện để họ có thể nhìn thấy biểu hiện gương mặt, khẩu hình miệng, đoán ý tốt hơn.
- Bạn cũng có thể yêu cầu mọi người nói to rõ hơn nhưng không cần hét lớn.
- Tắt TV hoặc radio sau khi xem hoặc nghe nhằm bảo vệ tai khỏi tiếng ồn liên tục.
- Nhận thức được loại tiếng ồn xung quanh nào có thể làm cho thính giác giảm sút. Ví dụ như khi đi đến nhà hàng, không ngồi gần nhà bếp hoặc gần khu vực chơi nhạc.
Một số biện pháp phòng ngừa, hạn chế nguy cơ bị lãng tai
- Có chế độ ăn uống sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế đường và không bổ sung quá nhiều chất béo, tăng cường vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe toàn thân cũng như hoạt động của bộ não.
- Chăm sóc, vệ sinh tai thường xuyên và vệ sinh đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không tự ý chọc ngoáy lấy ráy tai bằng các vật sắc nhọn vì có thể gây tổn thương cấu trúc của tai nhất là thủng màng nhĩ.
Có biện pháp bảo vệ tai khi ra ngoài hay ở các nơi ồn ào
- Tránh các hoạt động có thể dẫn đến nguy cơ chấn thương vùng tai.
- Khám và kiểm tra sức nghe thường xuyên, không nghe các âm thanh quá lớn trong thời gian kéo dài.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, kiểm soát cân nặng.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia thuốc lá…
- Điều trị triệt để các bệnh lý toàn thân khác như bệnh tiểu đường, bệnh lý tim mạch hay các bệnh lý tại vùng tai và não bộ.
Chú ý cần được biết
Bạn có thể tự bảo vệ bản thân khỏi tiếng ồn gây ra do tai nghe. Bằng cách bảo vệ tai của bạn khỏi những âm thanh quá lớn và kéo dài quá lâu. Tránh tiếng ồn lớn, giảm thời gian bạn bị tiếng ồn lớn và bảo vệ tai bằng các nút tai hoặc tai nghe. Thời gian đầu giúp người già vượt qua chứng lãng tai sẽ thường khó khăn. Cho tất cả thành viên trong gia đình vì cần có thời gian để quen với một vài thay đổi. Trong thói quen giao tiếp, ví dụ như phải nói to hơn và rõ ràng hơn khi trò chuyện. Do vậy, bạn hãy kiên nhẫn và cảm thông cho người già. Nhiều hơn để giúp họ lạc quan hơn trong cuộc sống và giao tiếp.