Olympic Tokyo áp dụng nhiều công nghệ AI đếm thời gian chính xác trong các bộ môn thi đấu

0 0
Read Time:7 Minute, 0 Second

Nhiều công nghệ được Omega sử dụng tại Thế vận hội nhằm xác định thời gian và phân tích vận động viên theo thời gian thực. Tại Thế vận hội hiện đại đầu tiên năm 1896, vận động viên Hy Lạp Spyridon Louis đã giành được chiến thắng ở nội dung marathon với thời gian là 2 giờ 58 phút 50 giây. Sau khi trọng tài cho bắt đầu trận đấu, bộ đếm thời gian được gắn trên xe đạp và chạy trước Louis để ghi kết quả, cải thiện thời gian hiện tại cho mỗi Thế vận hội.

Công ty đồng hồ Thụy Sĩ Omega đã cung cấp một đồng hồ bấm giờ thủ công cho Thế vận hội từ năm 1932. Tại Thế vận hội London năm 1948, hệ thống camera Magic Eye được sử dụng để xác định các vận động viên đã hoàn thành và dừng đồng hồ. Trước đó, việc quan sát và xác định thời gian là do con người thực hiện.

Máy đếm giờ lượng tử với công nghệ chính xác đến từng giây

Cách đếm giờ thủ công vẫn được sử dụng trong 20 năm tiếp theo. Mexico 1968 là kỳ Olympic đầu tiên hoàn toàn áp dụng hệ thống đếm giờ điện tử. Tuy nhiên, khoảng 45 đồng hồ bấm giờ thủ công vẫn được chuyển đến đề phòng hệ thống gặp sự cố.

Máy đếm giờ lượng tử với công nghệ chính xác đến từng giây
Máy đếm giờ lượng tử (Quantum Timer) có thể đo thời gian chính xác đến 1/1.000.000 giây

Omega liên tục cải tiến công nghệ đếm giờ để tăng độ chính xác. Tại Olympic London 2012, hãng này giới thiệu máy đếm giờ lượng tử (Quantum Timer) có thể đo thời gian chính xác đến 1/1.000.000 giây. Không chỉ trong điền kinh, Omega còn áp dụng công nghệ đếm giờ hiện đại cho trượt ván, leo núi hay lướt sóng, những môn lần đầu xuất hiện tại Olympic Tokyo 2020.

Công nghệ đếm giờ kết hợp camera

Hệ thống đếm giờ của Omega tại Olympic được kết nối với camera Scan’O’Vision Myria, với khả năng chụp 10.000 hình ảnh/giây rồi gửi về ban giám sát để kiểm tra xem ai về đích trước.

Khi vận động viên chạy qua vạch đích, tia laser và các cảm biến sẽ kết nối với bộ đếm để tính giờ, hiển thị kết quả theo thời gian thực. Hệ thống này cũng đồng bộ với súng ra hiệu khởi động, cảm biến gắn trên bàn đạp để phát hiện vận động viên phạm luật nếu chạy sớm hơn 0,1 giây khi súng được bắn.

Leo núi, bơi lội, điền kinh, thể dục dụng cụ, cưỡi ngựa cũng là những môn thể thao áp dụng công nghệ bấm giờ hiện đại của Omega. Không chỉ trong đếm giờ, hãng này còn phát triển phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích các trận đấu của môn bóng chuyền bãi biển.

Áp dụng trí tuệ nhân tạo trong Olympic

Áp dụng trí tuệ nhân tạo trong Olympic
Phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển để phân tích chính xác và công tâm ở các trận đấu

Công nghệ thị giác máy tính được sử dụng trong môn bóng chuyền

Áp dụng AI trong môn bóng chuyền trên bãi biển

Alain Zobrist, CEO Omega Timing cho biết công nghệ thị giác máy tính được sử dụng trong môn bóng chuyền để theo dõi động tác của vận động viên và quả bóng. Đội ngũ Omega đã khởi động quá trình nghiên cứu từ năm 2012 với mục đích phục vụ nhiều môn thể thao khác nhau.

Với môn bóng chuyền bãi biển, AI được dùng để nhận biết động tác đánh và chuyền; phân tích hướng bay của bóng. Kết hợp với dữ liệu từ con quay hồi chuyển gắn trong trang phục của vận động viên, AI còn có thể đưa ra hướng chuyển động, độ cao bước nhảy và tốc độ di chuyển. Sau khi xử lý, thông tin được truyền đến bộ phận kỹ thuật để hiển thị trên truyền hình.

Hạn chế của hệ thống AI khi áp dụng cho môn bóng chuyền trên bãi biển

Theo Zobrist, một trong những thử thách với hệ thống AI là theo dõi bóng khi camera không thể ghi hình. “Đôi lúc quả bóng bị che bởi một phần cơ thể vận động viên hoặc ra ngoài khung hình máy ảnh”; Zobrist cho biết AI của Omega có thể dự đoán vị trí bóng nhờ đo khoảng cách khi bóng bay khỏi; và trở lại khung hình rồi tính toán vị trí của chúng.

“Khi theo dõi quả bóng, bạn sẽ biết nó nằm ở đâu và thời điểm đổi hướng. Kết hợp thông tin từ cảm biến gắn trên trang phục của vận động viên; thuật toán sẽ nhận dạng cú đánh từ đội nào và của ai”; Zobrist chia sẻ AI của Omega cho độ chính xác 99%; nhờ hệ thống cảm biến và camera chạy ở tốc độ 250 fps.

Tuy nhiên, Toby Breckon, Giáo sư thị giác máy tính và xử lý hình ảnh tại Đại học Durham (Anh); đặt ra câu hỏi về độ chuẩn xác của hệ thống, xác suất xảy ra sai sót; khả hoạt động thống nhất trên mọi chủng tộc và giới tính.

AI được áp dụng để kiểm tra độ chính xác của động tác trong các môn thể dục vận động

AI được áp dụng để kiểm tra độ chính xác của động tác trong môn thể dục dụng cụ
Công nghệ của Omega xoay quanh việc đếm giờ, tính điểm, định vị và cảm biến chuyển động

Trong môn thể dục dụng cụ; AI của Omega được áp dụng để kiểm tra độ chính xác của động tác. Trong môn bơi lội, công nghệ nhận diện hình ảnh; có tác dụng đếm số lần sải chân của vận động viên; đo tốc độ và khoảng cách giữa các đối thủ. Với môn đạp xe, cảm biến chuyển động được gắn trên khung xe; để tính giờ xuất phát và về đích.

Zobrist cho biết công nghệ của Omega sẽ tiếp tục được cải tiến tại Olympic Paris 2024. “Bạn sẽ thấy hàng loạt sáng tạo mới. Tất nhiên, nó vẫn xoay quanh việc đếm giờ, tính điểm, định vị và cảm biến chuyển động”. Ông cũng tiết lộ Omega đang ấp ủ các dự án thú vị; dự kiến được áp dụng tại Olympic Los Angeles 2028.

Những giải pháp cho kỳ thi Olympic năm nay

Trong các kỳ Olympic, bộ phận Dịch vụ phát sóng (OBS) sẽ làm nhiệm vụ ghi lại các cảnh quay. Tại Olympic Tokyo 2020 năm nay, OBS dự kiến sẽ quay số lượng khoảng 9.500 cảnh quay; nhiều hơn 30% so với Olympic Rio 2016.

Tuy nhiên, với việc khán đài không có khán giả do dịch bệnh; Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 và các đài truyền hình đang dựa vào công nghệ; để mang đến cho người xem trải nghiệm sống động hơn.

Trong số này, OBS đã áp dụng công nghệ 3D Athlete-Tracking; một hệ thống cho phép lấy hình ảnh từ nhiều camera và kết hợp chúng bằng AI; sau đó hiển thị các cảnh thể thao từ mọi góc độ. “Mọi cảnh quay sẽ được tổng hợp từ các camera trong vài giây; sau đó đưa ra cảnh ấn tượng nhất với khán giả, từ đó giúp họ cảm nhận được đầy đủ nhất những thứ đang diễn ra mà không cần tới bình luận viên”; Yiannis Exarchos, người đứng đầu OBS, chia sẻ.

Bên cạnh đó, OBS cũng đã sử dụng các bản ghi âm tiếng cổ vũ của khán giả; sau đó lồng ghép vào các cảnh quay tùy theo từng môn thi đấu. AI sẽ làm nhiệm vụ chọn âm thanh thích hợp; để giúp cảnh quay sống động hơn.

Olympic Tokyo 2020 cũng là kỳ Olympic đầu tiên các cảnh quay được ghi và phát sóng ở độ phân giải 4K; thay vì Full HD như trước đây. Riêng tại Nhật Bản, khán giả của đài Truyền hình quốc gia NHK có thể xem các chương trình thi đấu ở độ phân giải 8K; nếu đường truyền Internet cho phép.

About Post Author

Lê Anh

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

2 + 1 =