Một nhóm nghiên cứu quốc tế do Tiến sĩ Andre Python đứng đầu vừa công bố thành công của thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng dự đoán sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố trên quy mô toàn thế giới. Cùng với đó, các nhà nghiên cứu từ IBM và Quỹ Michael J. Fox (MJFF) cho biết họ đã phát triển một chương trình mới giúp dự đoán các triệu chứng Parkinson tiến triển như thế nào về cả thời gian và mức độ nghiêm trọng. Để biết thêm nhiều thông tin công nghệ bổ ích hãy theo dõi ngay trang của chúng tôi nhé.
Thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng dự đoán về sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố
Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Khoa học dữ liệu tại Đại học Chiết Giang; đã sử dụng mạng lưới camera quan sát các hành vi bạo lực tại các khu vực khác nhau theo thời gian thực từ năm 2002 – 2016.
Cơ sở dữ liệu được cung cấp từ các định nghĩa về khủng bố; bao gồm 20 đặc điểm cấu trúc và thực tế hoạt động khủng bố trong quá khứ ảnh hưởng đến nguy cơ khủng bố trong tương lai.
Tiến sĩ Andre Python cho biết, công việc của AI; có thể bắt đầu bằng cách thu thập thông tin về bài học kinh nghiệm sau mỗi cuộc giao tranh khủng bố ở một định dạng dữ liệu cụ thể. Hồ sơ này sẽ có các chi tiết về các nhóm khủng bố và chiến thuật của chúng; đồng thời ghi lại những thiếu sót của riêng chúng để cải thiện.
Theo thời gian, với các tập dữ liệu trong quá khứ và diễn biến; lực lượng an ninh sẽ có một cơ sở dữ liệu được cụ thể hóa về từng hoạt động khủng bố; hoặc các cuộc giao tranh và liên kết với nhiều yếu tố khác như xã hội, môi trường tự nhiên…
Với thuật toán này, kinh nghiệm dựa trên nhân dạng sẽ được khai thác triệt để; và tạo cơ sở cho dự đoán chống khủng bố. Điều này sẽ giúp đạt được tiến bộ hiệu quả chống lại những kẻ khủng bố; trong khi vẫn đảm bảo sự an toàn cho lực lượng an ninh.
Trí tuệ nhân tạo IBM có thể dự đoán được các tiến triển của bệnh Parkinson
“Mục đích của chúng tôi là sử dụng trí tuệ nhân tạo – AI để giúp quản lý bệnh nhân và thiết kế thử nghiệm lâm sàng. Những mục tiêu này rất quan trọng bởi vì, mặc dù bệnh Parkinson đang phổ biến, bệnh nhân vẫn trải qua một loạt triệu chứng vận động và không vận động”, IBM cho biết.
Bước đột phá sẽ không thể thực hiện được; nếu không có Parkinson’s Progression Markers Initiative – một sáng kiến được MJFF tài trợ. IBM mô tả tập dữ liệu, bao gồm thông tin của hơn 1.400 cá nhân; là “khối lượng lớn nhất và mạnh mẽ nhất của dữ liệu bệnh nhân Parkinson cho đến nay”. Sáng kiến cho phép AI của IBM vạch ra các mô hình triệu chứng và tiến triển phức tạp.
Được biết, bệnh Parkinson ảnh hưởng đến hơn 6 triệu người trên toàn cầu; và hiện vẫn chưa có phương pháp chữa trị nào cho căn bệnh này. IBM Research và MJFF có kế hoạch tiếp tục làm việc trên mô hình AI của mình. Họ hy vọng trong tương lai sẽ làm cho AI trở nên tốt hơn; trong việc cung cấp đặc điểm chi tiết về các giai đoạn khác nhau của bệnh.