Khi về chung một nhà, chắc chắn vợ bạn và gia đình sẽ có những mâu thuẫn riêng. Lúc này, bạn là người chồng cần có những ứng xử thông minh để khéo léo giải quyết vấn đề nhé. Dưới đây là những cách hay mà bạn nên áp dụng để giải quyết mâu thuẫn giữa mọi người. Đó là khi xảy ra cãi cọ giữa mọi người, bạn nên tìm cách chấm dứt cuộc tranh cãi đó. Nếu để tình hình tranh cãi kéo dài thì người đứng giữa là bạn sẽ càng khó ứng xử. Tiếp theo, bạn nên tìm cách phân tích vấn đề cho 2 bên hiểu rõ về vấn đề tranh luận.
Chấm dứt mâu thuẫn giữa vợ và gia đình
Khi vợ và gia đình chồng xảy ra mâu thuẫn, người chồng cần tìm hướng hướng giải quyết khéo léo, tránh gây thêm căng thẳng. Cuộc sống hôn nhân rất khó tránh khỏi thời điểm vợ và gia đình nhà chồng ít nhiều xảy ra xích mích hay mâu thuẫn về quan điểm. Vì thế, vai trò người chồng trong tình cảnh này khá quan trọng, khi phải khéo léo lựa lời và có cách giải quyết nhanh gọn sự việc, tránh việc thêm hiểu lầm nhau.
Nếu cuộc tranh luận ngày một căng thẳng, người đàn ông cần tìm cách chấm dứt ngay tại thời điểm đó. Việc kéo dài cuộc tranh luận sẽ khiến làm giọt nước tràn ly. Và sẽ khó để dàn xếp mọi thứ ổn thỏa. Hãy tỏ rõ quan điểm của mình và tuyệt đối tránh bênh vực bên nào hơn. Đồng thời, nên tạo cho đôi bên khoảng thời gian để cùng bình tĩnh, suy nghĩ lại sự việc trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
Nhiều chuyên gia tâm lý khuyên rằng, việc giải quyết triệt để khúc mắc là đôi bên khi đã bình tĩnh, sau đó nên có cuộc trao đổi, thảo luận một cách thẳng thắn với nhau, và người đàn ông đóng vai trò trung lập ở giữa theo dõi.
Phân tích vấn đề cho cả vợ và người thân
Người đàn ông cần giữ vững lập trường, để cùng vợ hay gia đình đánh giá lại từng vấn đề gây nên mâu thuẫn giữa đôi bên. Hãy sử dụng một tờ giấy, ghi hướng giải quyết sự việc theo hai cách. Đó là ưu và nhược điểm. Sau đó cùng thảo luận và có những lựa chọn tối ưu nhất cho cả hai phía. Bạn là người trưởng thành và hiểu được tình hình. Vì vậy hãy cân nhắc kỹ xem liệu mình có nên can thiệp. Hay để họ tự giải quyết với nhau. Nếu bạn tham gia, hãy nhớ là phải có đủ sự bình tĩnh và xem xét vấn đề thực sự khách quan.
Đồng thời nên đưa ra các ý kiến trung lập tránh bênh vực bên nào. Chẳng hạn bạn có thể nói: “Con/anh thấy hai bên nói mỗi người đều có đúng, sai. Nhưng theo ý con/anh, mình có thể làm thế này…”. Ngoài ra, bạn hãy xem xét tình hình để thuyết phục cả hai có cái nhìn tích cực về nhau. Không nên sử dụng từ ngữ quá tiêu cực với người kia. Nếu bạn nói với vợ rằng: “Em cũng quá đáng vừa thôi”. Hoặc bảo với mẹ là “Mẹ chẳng độ lượng chút nào”. Thậm chí bạn còn châm ngòi nổ cho một mâu thuẫn nữa đấy.
Đây cũng là một trong phương pháp “hữu hiệu” rất được các ông chồng người Nhật Bản ưa thích áp dụng bởi với họ. Cách giải quyết này đơn giản, nhanh gọn và mang tính hiệu quả cao.
Đề xuất phương án giải quyết cho vấn đề
Một phương án thứ ba sẽ làm giảm bớt tình hình căng thẳng giữa đôi bên. Người đàn ông có thể chủ động đề xuất thêm phương án thứ ba dựa trên hai phương án trên để vợ và gia đình nhà chồng cân nhắc lựa chọn. Việc đề ra phương án đa dạng sẽ khiến không khí “nóng bức” đôi bên được hạ nhiệt hơn.
Một số ý kiến cho rằng, trước tình thế hơi “nhạy cảm” người chồng cần khéo léo cư xử. Quan tâm và lắng nghe đôi bên. Nhất là tôn trọng ý kiến của vợ và gia đình để đi đến môt phương án phù hợp. Tránh gây thêm những tranh chấp không đáng có.