Mẹo nhỏ trong chi tiêu giúp gia đình bạn sống dư dả mùa giãn cách xã hội

0 0
Read Time:5 Minute, 31 Second

Giãn cách xã hội nhằm mục đích đảm bảo dịch bệnh Covid-19 không lây lan mạnh trong cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều người không có khoản dự phòng tiền bạc nên không xoay sở kịp khi chỉ thị giãn cách được ban hành. Bạn không có tiền để mua dự phòng thức ăn, đồ dùng trong nhà? Với những gia đình eo hẹp về kinh tế, bạn nên tham khảo những mẹo nhỏ trong chi tiêu hàng ngày dưới đây. Nếu áp dụng các biện pháp này, gia đình bạn sẽ dư dả hơn và có thể tiết kiệm được khoản tiền kha khá đấy.

Lên danh sách cho các khoản cần chi tiêu trong tháng

Bài học tiêu tiền đầu tiên mà hội chị em và cả cánh mày râu cần thông thạo là kiểm soát các chi phí hàng tháng. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, giãn cách xã hội kéo dà. Rất nhiều người rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau. Có người vì thu nhập không ổn định từ trước. Nhưng cũng nhiều trường hợp kiếm bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu. Nên chị em không xoay xở kịp khi biến cố ập đến.

Thật ra, không chỉ trong mùa dịch này mà ở bất cứ hoàn cảnh nào, chỉ cần biết cách quản lý tài chính của bản thân và gia đình thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Các chuyên gia tài chính cũng không ít lần khuyên các bà nội trợ nên tiết kiệm chi tiết. Bạn nên có kế hoạch chi tiêu, đầu tư cụ thể để phòng tránh rủi ro. Bài học xài tiền đầu tiên mà hội chị em và cả cánh mày râu cần thông thạo. Đó là kiểm soát các chi phí hàng tháng. Cắt giảm các khoản chi không cần thiết là việc rất quan trọng. Nhưng nói dễ hơn làm rất nhiều…

Trước hết, bạn cần có danh sách các hạng mục cần chi tiêu trong tháng rồi sắp xếp thứ tự cần và không cần. Khi xây dựng được cho bản thân quỹ chi tiêu cố định. Biết cách làm bản thân bận rộn một cách hữu ích và ra quyết định chậm nhưng chắc… Bạn sẽ thấy việc cân đối tài chính chẳng phải bài toán khó giải!

các khoản cần chi tiêu
Lên danh sách cho các khoản cần chi tiêu trong tháng

Tận dụng các công cụ tài chính giúp tiết kiệm

Các chuyên gia tài chính cũng mách nhỏ mẹo chi tiêu thông minh là tận dụng các công cụ tài chính giúp tiết kiệm. Bạn có thể cà thẻ tín dụng để được trả góp 0% lãi suất với những món đồ có giá trị cao hay để được miễn lãi trong 45-55 ngày… Tuy nhiên, bạn cũng cần là người cà thẻ thông minh và “cứng rắn” để không có những cú vung tay quá đà.

Lên hạn mức cụ thể cho từng hạng mục chi tiêu

kế hoạch chi tiêu
Lên hạn mức cụ thể cho từng hạng mục chi tiêu

Nguyên tắc 5-3-2 trong chi tiêu được rất nhiều người áp dụng. Và hầu hết đều hài lòng với tỷ lệ này. Nghe qua thì tưởng “cao sang” nhưng thực ra nguyên tắc này rất đơn giản. Nếu bạn kiếm được 10 đồng, hãy chi 5 đồng cho các khoản cơ bản và nhu cầu thiết yếu. Ba đồng tiếp theo là dành cho đam mê, sở thích của bạn và 2 đồng còn lại để trả nợ, đầu tư…

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, bạn nên linh hoạt cân đối lại hạn mức này. Những nhu cầu thiết yếu thực sự khiến người ta đau đầu! Bà mẹ đảm có thể chọn cam sành mọng nước và thuần Việt thay vì cam Úc, cam Mỹ… vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cả nhà và tiết kiệm được một khoản chẳng nhỏ.

Thay vì chi hàng triệu đồng cho chiếc đầm hàng hiệu, bạn hãy đút lợn ngay bởi WFH (làm việc tại nhà) thì diện váy ”trendy” để làm gì? Còn các đức lang quân có thể tranh thủ giai đoạn này để cai thuốc, cắt luôn khoản nhậu nhẹt sau giờ làm… Thế cũng tiết kiệm được một món kha khá.

Luôn đặt mục tiêu tiết kiệm lên hàng đầu

Cần kiệm không có nghĩa là ki bo, keo kiệt. Cần kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. Nhưng để học được sự cần kiệm thì không dễ. Giãn cách xã hội là dịp để cả gia đình ở bên nhau nhiều hơn bao giờ hết. Vậy tại sao không nhân cơ hội này để dạy các con cách sống cần kiệm?

mục tiêu tiết kiệm
Luôn đặt mục tiêu tiết kiệm lên hàng đầu

Đơn giản nhất là chuyện tiết kiệm điện nước, đồ ăn… Ví dụ, buổi trưa thay vì mỗi người ngủ một phòng, cả gia đình có thể ôm nhau, đùa vui chốc lát và ngủ chung một phòng. Buổi tối nếu thời tiết không quá oi bức, chỉ cần mở điều hoà vài tiếng rồi tắt và dùng quạt. Tiền điện giảm mà cũng đỡ ho hắng, khô họng vì ở trong môi trường điều hoà quá lâu… Việc chỉ dẫn các bạn nhỏ không ăn uống thừa mứa sẽ tránh lãng phí. Và còn tạo dựng phong cách sống thanh lịch, tao nhã cho bé yêu.

Những mẹo này chẳng phải khái niệm xa vời hay qua sách vở và thực sự hiệu quả. Nếu áp dụng tinh tế, bạn thừa sức mỉm cười tự tin “mình ổn” trước những câu hỏi thăm ái ngại của bạn bè, người thân trong đại dịch này.

Tránh mua dự trữ đồ ăn

Các bà nội trợ thường có thói quen mua sẵn thức ăn dự trữ trong tủ lạnh. Một phần vì thấy giá rẻ. Phần khác vì tiện nên mua nhiều luôn. Nhưng đây là cách mua sắm thiếu thông minh nhất. Đa phần rau củ quả dự trữ trong tủ lạnh đều không tốt. Mất hết vitamin và dinh dưỡng, chưa kể để lâu sẽ bị hư. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, dinh dưỡng và tiết kiệm chi tiêu, bạn chỉ mua đúng thứ mình cần. Ngoài một số thứ có thể để lâu như hành củ, tỏi, gia vị…

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

42 − 37 =