Dị vật thực quản: Nguyên nhân, biểu hiện, phòng tránh

0 0
Read Time:3 Minute, 51 Second

Dị vật thực quản là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi cũng là đối tượng hay mắc phải. Đây là tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong. Nếu phát hiện sớm và xử trí kịp thời thì ít gặp nguy hiểm nhưng nếu phát hiện muộn thì việc xử trí rất phức tạp và có thể nguy hiểm tới tính mạng. Khi bị mắc dị vật khiến cho bệnh nhân ho sặc sụa, khó thở dữ dội. Sau khi dị vật mắc vào thực quản, thường bệnh nhân có cảm giác vướng, đau họng, đau cổ, nuốt thức ăn hay nước bọt đều đau.

Nguyên nhân mắc dị vật thực quản

  • Do tập quán của nước ta là ăn uống chặt các loại xương lẫn thịt thành mảnh.
  • Do ăn vội vàng, vừa ăn vừa nói chuyện, trẻ em quen ngậm đồ chơi trong mồm rồi vô tình nuốt.
  • Ở người già không có răng nên nhai không kỹ, cố nuốt hoặc do thực quản co thắt bất thường, thực quản có khối u làm cho thức ăn đáng lẽ xuống được mà mắc lại ở nơi hẹp.

Trên lâm sàng thường gặp dị vật mắc ở đoạn thực quản cổ (chiếm 80%). Dị vật mắc ở thực quản ngực chiếm 12%. Và 8% dị vật ở cơ hoành, tâm vị.

Khi mắc dị vật ở thực quản trẻ có biểu hiện gì?

Trẻ bị ho
Sau khi dị vật mắc vào thực quản, trẻ bị ho sặc sụa

Triệu chứng rầm rộ như dị vật quá to làm tắc đường ăn và đường thở. Dẫn đến làm bệnh nhân ho sặc sụa, khó thở dữ dội. Trong một số trường hợp có thể gây tử vong. Thường sau khi dị vật mắc vào thực quản, bệnh nhân có cảm giác vướng, đau họng, cổ. Nuốt thức ăn, nước bọt đều đau. Tùy tính chất của dị vật, tình trạng nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ mà gây viêm tấy hoặc những biến chứng nặng.

Giai đoạn đầu: Bệnh nhân thấy nuốt đau, không ăn được gì phải bỏ dở bữa ăn. Nếu dị vật đau ở sau xương ức, đau xiên ra sau lưng, lan lên bả vai… Khi có các biểu hiện trên, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được soi và lấy dị vật.

Giai đoạn viêm nhiễm: Dị vật cắm vào thành thực quản làm xây xát niêm mạc thực quản hoặc thủng thành thực quản. Nếu dị vật là xương lẫn thịt thì nhiễm khuẩn càng mạnh. Sau 1-2 ngày các triệu chứng nuốt đau, đau cổ, đau ngực tăng dần. Đến nỗi bệnh nhân không nuốt được, kể cả nước.

Các cách hữu hiệu phòng tránh dị vật thực quản cho trẻ

Ăn chậm, nhai kỹ: Việc ăn chậm, nhai kỹ đảm bảo thức ăn được đưa vào cẩn thận, đã nghiền nhỏ. Điều này không chỉ giúp bạn tránh được việc mắc dị vật như xương, khối thức ăn to.

Chế biến kỹ thực phẩm có xương: Không chỉ giúp quá trình ăn uống của bạn tiện lợi hơn. Mà còn là phương pháp phòng tránh hóc xương vô cùng hiệu quả. Đặc biệt việc này có lợi đối với trẻ nhỏ.

Không cười đùa khi ăn: Nói chuyện và cười đùa khi ăn khiến bạn không thể tập trung cho việc nhai thức ăn. Điều này dễ dàng dẫn tới việc hóc thức ăn. Vì vậy bạn nên đặc biệt lưu ý.

Trẻ đang ăn
Chế biến kỹ thực phẩm giúp quá trình ăn uống của trẻ tiện lợi hơn và tránh hóc thức ăn

Không cho trẻ em chơi các đồ chơi có kích thước nhỏ. Vì nếu trẻ còn nhỏ, trẻ sẽ chưa biết đâu là cái ăn được, đâu là cái không thể cho vào miệng. Theo bản năng trẻ sẽ cho đồ chơi vào miệng, như thế sẽ có khả năng trẻ bị hóc.

Khi nghi ngờ hoặc phát hiện bị hóc thức ăn thì không được cố nuốt. Việc cố nuốt thức ăn khiến dị vật càng nghiêm trọng hơn. Thậm chí tắc đường thở gây tử vong nhanh chóng.

Tới ngay cơ sở y tế khám và xử lý kịp thời: Khi nhận thấy những dấu hiệu về mắc dị vật ở thực quản bạn cần tới cơ sở y tế để được điều trị và khắc phục kịp thời. Như vậy mới tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

24 − 14 =