Nguyên tắc ăn uống khi mang thai là nguyên tắc vàng cho bà bầu đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ học hỏi. Đó là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn sushi, phô mai, nhậu nhẹt, ăn uống. Đây là nguyên tắc chung mà mẹ bầu nào cũng phải tuân thủ. Để không chỉ phòng tránh rủi ro mà còn đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Nhằm giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về những quy tắc vàng trong chế độ dinh dưỡng của mẹ. Bài viết này chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin chính xác và cụ thể nhất.
Cung cấp đủ các axit folic
Lượng axit folic lý tưởng nhất để bạn bổ sung hàng ngày là 400mg. Nếu có điều kiện, bạn cũng cần một lượng dưỡng chất này ngay từ trước khi mang thai. Việc bổ sung đủ lượng axit folic trong ba tháng đầu mang thai. Sẽ giúp giảm các khuyết tật ở ống thần kinh như tật nứt đốt sống ở thai nhi.
Những nghiên cứu gần đây còn cho biết việc bổ sung đủ dưỡng chất này. Trong vòng 1 năm trước khi mang thai sẽ giúp làm giảm nguy cơ sinh non ở bà bầu quý 2 và quý 3.
Chế độ ăn uống của bà bầu đúng điều độ
Trong xã hội hiện đại, hầu như chị em phụ nữ đều bị tăng cân quá nhiều trong thai kỳ vì tư tưởng ăn cho hai người. Kết quả của việc tăng cân quá nhiều là tăng nguy cơ tiền sản giật. Bệnh tiểu đường thai kỳ và chứng sinh non hoặc sin hem bé quá to. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về mức tăng cân của mình cho phù hợp.
Nhìn chung, bạn chỉ cần tăng 11-15kg nếu thời điểm trước khi mang thai có cân nặng hợp lý. Nếu trước khi mang thai, cân nặng không đủ chuẩn thì cần thăng 12,5-18kg. Còn nếu thừa cân thì chỉ cần tăng 7-11kg.
Cá có nhiều DHA
Bổ sung đủ DHA (được tìm thấy rất nhiều trong đồ hải sản và hạt lanh). Là một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để em bé phát triển toàn diện. DHA chính là axit béo omega-3 có tác dụng thúc đẩy sự phát triển não của bé trước khi sinh nở, giúp bé có tầm nhìn tốt và bộ nhớ hoàn hảo. Bà bầu cần ăn đủ 300g hải sản/tuần để tốt cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý tránh những loại cá có chứa nhiều thủy ngân, có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ.
Tránh các loại nước cồn
Các vấn đề về hành vi, thiếu tập trung, hiếu động thái quá và hành vi hung hăng ở trẻ sau khi ra đời. Được cho là có căn nguyên từ việc mẹ đã uống rượu khi mang thai. Ngoài ra, khi mang thai mẹ bầu sủ dụng các nước có cồn ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thần kinh và cơ thể của trẻ.
Rượu bia làm giảm lượng máu lưu thông giữa mẹ và bé. Khiến trẻ không thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như các dưỡng khí nên sẽ khó phát triển khỏe mạnh bình thường. Và khả năng bị sinh non cao hơn những đứa trẻ khác. Vì vậy, bà bầu nên tuyệt đối tránh xa rượu bia và không một lượng rượu nào được cho là an toàn khi bầu bí.
Cung cấp chất sắt cho cơ thể
Đối với bản thân người mẹ, thiếu máu do thiếu sắt sẽ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thường xuyên hoa mắt chóng mặt. Cơ thể mệt mỏi suy nhược, các chức năng tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Chính vì vậy, bổ sung thuốc sắt cho bà bầu trong suốt thời gian thai kì. Là vô cùng quan trọng để cơ thể cân bằng được sức khỏe. Cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển bình thường.
Trong thời gian mang thai, nhu cầu về sắt ở chị em thường tăng gấp đôi. Vì vậy bạn cần ăn uống bổ sung đủ 30mg mỗi ngày để hỗ trợ cơ thể. Khi mang thai, nhu cầu về máu sẽ tăng lên 50% để thúc đẩy quá trình lưu trữ sắt cho thai nhi. Để giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt vì khi bổ sung nhiều chất sắt thường bị táo bón. Các mẹ nên kết hợp với các loại thực phẩm mát và nhiều vitamin C.
Tránh các thực phẩm sống
Để bảo vệ em bé được an toàn nhất, bạn nên tránh tuyệt đối những loại thực phẩm có chứa vi khuẩn có hại như salmonella. Listeria và e.coli (trong trường hợp nghiêm trọng ăn phải những thực phẩm này có thể gây sảy thai hoặc sinh non). Những loại vi khuẩn này thường có trong pho mát mềm. Được làm bằng sữa chưa được tiệt trùng, thịt sống, thịt tái, trứng sống…
Hạn chế các chất caffeine
Trong cà phê có chứa chất caffeine không tốt cho mẹ bầu và thai nhi nên chị em cần hạn chế tối đa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, uống nhiều cà phê khi mang thai sẽ gia tăng nguy cơ sảy thai. Bà bầu uống cafe có thể dễ bị đau đầu. Kèm theo các triệu chứng: khó chịu, tim đập nhanh, cảm giác bồn chồn, lo lắng.
Chia nhỏ các bữa ăn
Cho dù bạn không đói thì con bạn có thể đói, vì vậy cứ ăn mỗi lần cách nhau khoảng 4 tiếng. Nếu bị nôn mửa, chán ăn, ợ nóng hay khó tiêu. Bạn có thể ăn 5-6 nữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn thông thường. Nhưng không bao giờ bỏ bữa. Dù bạn không đói thì con bạn vẫn cần bổ sung chất thường xuyên.