Đối với trẻ đã được một tuổi thì thực đơn ăn uống của trẻ sẽ vô cùng đa dạng và không phải bó buộc trong những món như bột ăn dặm, cháo, súp nữa rồi. Cũng vì thế các bậc phụ huynh có xu hướng muốn trẻ được thưởng thức nhiều món ngon hơn nhưng lại không biết trẻ trong độ tuổi này có thể hấp thụ được những loại thực phẩm nào. Nắm bắt được tình huống đó hôm nay chúng mình mang đến một món nướng giúp trẻ được tiếp cận nhiều loại thực phẩm hơn và món ăn đó chính là khoai tây nướng rau bó xôi hải sản.
Đặc điểm và chế biến món khoai tây nướng rau bó xôi hải sản
Đặc điểm món ăn: Món ăn này thích hợp cho các bữa ăn cuối tuần hay các buổi tiệc dành cho trẻ, để trẻ tập luyện tham gia bữa ăn cùng với anh chị em trong gia đình hoặc bạn bè đồng trang lứa. Mỗi nửa củ khoai tương đương với khẩu phần của 1⁄2 bữa ăn chính, có thể bổ sung thêm một món ăn ngọt sau đó như 1 phần bánh flan, bánh bông lan kem, bánh đậu xanh… để đảm bảo khẩu phần.
Nguyên liệu:
- Khoai tây: 1 củ lớn (khoảng 150g)
- Tôm tươi 1 con (khoảng 15g)
- Mực tươi 10g
- Cá phi lê: 10g
- Rau bó xôi khoảng 10 lá (bỏ cọng)
- Phô mai 1 miếng (10g)
- Dầu ô liu 1 muỗng cà phê (5ml)
Các bước thực hiện:
- Khoai tây rửa thật sạch phần vỏ, hấp chín, bổ đôi. Dùng muỗng khoét ruột còn chừa lớp vỏ dày khoảng 1cm.
- Phô mai miếng cắt làm 4 miếng vuông.
- Phần ruột khoai cho vào chén cùng với 2 miếng phô mai, cho mực đã cắt nhỏ vào, xay nhuyễn.
- Tôm bóc vỏ, cắt thành hình hạt lựu nhỏ xíu.
- Cá phi lê cắt tương tự tôm.
- Rau bó xôi cuốn thành bó nhỏ dùng dao sắc. Cắt thành sợi sau đó cắt ngang lại thành vụn nhỏ.
- Trộn đều tất cả các nguyên liệu, cho hỗn hợp này vào củ khoai tây đã khoét ruột. Phủ hai miếng phô mai còn lại trên mặt phần nhân.
- Bỏ lò nướng 180 độ trong vòng 20-25 phút, đến khi thấy phô mai trở vàng là được. Khi ăn, dùng muỗng nạo một phần khoai bên ngoài trộn với nhân bên trong.
Những lưu ý khi chế biến khoai tây
Khoai tây đã tồn tại và gắn bó với bữa ăn của hàng triệu gia đình trên toàn thế giới. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản với khoai tây và một vài nguyên liệu sẵn có, bạn có thể chế biến được món trứng chiên khoai tây cho bữa sáng năng lượng, thịt nhồi khoai tây cho bữa trưa thật đậm đà, chân giò hầm khoai tây để bữa tối dinh dưỡng và rất nhiều món ăn ngon miệng, đẹp mắt, chất lượng khác.
Để luôn chắc chắn rằng những củ khoai tây mình mua là những củ khoai tây tươi nhất, ngon nhất, hãy chọn cho mình những củ khoai tây với hình dáng cân đối, cứng, lớp vỏ vàng, mượt và sạch sẽ.
Theo kinh nghiệm dân gian, khoai tây sẽ giữ được nguồn dưỡng chất khi đưa vào cơ thể nếu bạn sử dụng, chế biến đúng cách. Theo đó, người tiêu dùng cần lưu ý những điều sau:
- Nên gọt vỏ và ngâm khoai tây trong nước để giảm được chất acrilamit có hại cho cơ thể.
- Không nấu chung khoai tây với cà chua, nhất là cà chua xanh để món ăn không tạo thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.
- Nên nấu khoai tây với thịt bò để làm giảm chất xơ có hại cho niêm mạc dạ dày trong loại thịt này, giúp hình thành các chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.
- Sau khi ăn khoai tây không nên tráng miệng với chuối. Vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate. Làm tăng nguy cơ béo phì cho cơ thể.