Chúng ta đều biết rằng trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng mà không phải loại thực phẩm nào cũng có. Những chất dinh dưỡng này đặc biệt có lợi cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Ngoài ra, các bà mẹ tương lai nên ăn trứng điều độ có thể làm giảm cholesterol trong máu, tăng cường trí não, tăng cường trí nhớ sau này của trẻ.
Một số nghiên cứu khoa học còn cho biết ăn đủ trứng khi mang thai giúp thai nhi có làn da trắng hồng. Và có chứa tới 8 loại axit amin thiết yếu, không có trong nhiều loại thực phẩm khác. Vì vậy, trứng gà được coi là một vị thuốc hữu hiệu cho người ốm yếu, và phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ. Bài viết của chúng mình sẽ cho mẹ bầu biêt về công dụng của trứng hãy tìm hiểu để có một hành trình thai kì tốt đẹp.
Những lợi ích của trứng gà
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, những người có nồng độ cholesterol bình thường trong máu có thể ăn mỗi ngày một quả trứng mà không sợ béo hoặc làm tăng cao hàm lượng cholesterol. Ngoài ra, trứng thực phẩm tập trung nhiều choline Phụ nữ mang thai có sức khỏe bình thường có thể ăn 1- 3 quả trứng mỗi tuần (tất nhiên bạn có thể ăn nhiều hơn một chút mà không cần lo ngại về điều gì cho sức khỏe của mẹ và bé).
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần ăn phối hợp thêm các loại thực phẩm khác như: tôm, cua, cá, thịt, sữa… để cung cấp thêm dưỡng chất và canxi trong quá trình phát triển của thai nhi. Bà bầu cần ăn cơm đủ no và bổ sung thêm chất đạm, chất béo để cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Theo Monica C. Montag – một chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ – chia sẻ: “Không có lý do gì để kiêng trứng trong thời kỳ mang thai. Trứng là nguồn protein giá rẻ và tuyệt vời dành cho thai phụ. Trừ khi bạn có cholesterol cao, nếu không, không cần phải tránh ăn trứng. Trên thực tế, 2/3 lượng cholesterol được sản xuất bởi cơ thể đáp ứng với stress, chỉ 1/3 đến từ chế độ ăn uống. Vì vậy ngay cả thai phụ có hàm lượng cholesterol cao, kiểm soát căng thẳng là việc cần thiết để kiểm soát cholesterol. Do đó, bạn vẫn có thể ăn trứng với số lượng phù hợp”.
Trứng gà chiên lá ngải nhiều dinh dưỡng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng gà là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể, có giá trị dinh dưỡng cao bởi vì 100g trứng gà cung cấp: 14,8g protein, 11,6g lipid, 55mg canxi, 210mg phốtpho, 0,7mg Vitamin A.
Tác dụng: An thai, giúp da bé trắng hồng
Nguyên liệu chính
Lá ngải tươi 1 nắm to
Trứng gà ta 2 quả
Gia vị
Hành khô
Cách chế biến
Phi thơm hành khô bằm nhỏ, cho lá ngải đã rửa sạch và ráo nước vào xào nhanh tay, nêm gia vị cho vừa miệng. Khi ngải đã tái cho thêm ½ bát ăn cơm nước vào đợi nước sôi trở lại.
Đập trứng gà vào nồi ngải, đảo đều tay cho trứng quyện với lái ngải tầm 5 phút.
Ăn nóng.
Trứng gà hấp lá mơ thơm ngon
Trứng gà là sự lựa chọn lý tưởng cho phụ nữ khi mang thai nhưng ăn trứng thế nào cho hợp lý, tốt cho sức khỏe thì không phải mẹ bầu nào cũng hiểu rõ.
Trứng xào lá mơ món ăn dân dã nhưng tác dụng giải nhiệt rất hiệu quả.
Thành phần nguyên liệu
Lá mơ 1 nắm vừa
Trứng gà ta 2 quả
Gia vị
Lá chuối tươi 2 miếng to bằng tờ giấy A4
Cách chế biến món ăn
Lá mơ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát, trộn cùng trứng gà, thêm chút hạt nêm.
Cho vào bát, hấp vào nồi cơm lúc vừa nảy sang nút warm hoặc hấp cách thủy.
Bắc chảo lên bếp cho ráo nước, trải miếng lá chuối thứ nhất xuống chảo. Dàn đều trứng trộn lá mơ lên rồi úp miếng lá chuối thứ 2 lên trên, đậy vung, đun nhỏ lửa cho trứng chín om là ăn được
Cả 2 cách chế biến này đều không dùng đến dầu ăn hay mỡ, rất tốt cho bà bầu vì bà bầu nên hạn chế bớt dầu, mỡ.
Trứng gà xào đậu non bổ dưỡng
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu sắc đẹp, ngon, giòn. Trứng có tác dụng bổ âm, làm tươi nhuận, bồi dưỡng máu…Củ năng có tác dụng thanh nhiệt. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn sẽ thu được chất dinh dưỡng toàn diện và có lợi cho sự hình thành, phát triển các cơ quan của bào thai.
Nguyên liệu chính
200g trứng gà
50g đậu Hà Lan non
50g củ năng
30g jambon chín
300g cánh gà
40g dầu thực vật
30g rượu gia vị
Bột năng hoặc bột bắp
Gia vị
Cách chế biến món ăn
Đậu Hà Lan nhặt rửa sạch, trần sơ nước sôi, để nguội
Jambon cắt nhuyễn, củ năng bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn, muối, rượu gia vị, bột năng hoặc bột bắp, canh gà vào cùng rồi đánh đều.
Đun dầu thật nóng, cho dung dịch trứng đã đánh vào xào nhanh.
Khi món ăn đã có dạng hồ, thêm bột ngọt.
Sau đó đổ tất cả ra đĩa, rải jambon, đậu Hà Lan non lên.
Lưu ý khi mẹ bầu ăn trứng gà trong thai kỳ
Ăn trứng gà trong thai kỳ nên ăn vào bữa sáng
Bà bầu nên ăn trứng gà vào buổi sáng để hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong trứng. Một bữa sáng giàu năng lượng sẽ giúp cho bầu có một ngày làm việc hiệu quả. Tránh ăn ban đêm sẽ khiến bà bầu bị đầy hơi chướng bụng. Do hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức.
Trứng gà có thể chế biến được rất nhiều món để không bị ngán
Không nên ăn trứng gà sống
Những bà bầu ăn trứng lòng đào hay trứng gà sống có thể bị ngộ độc. Bởi vi khuẩn salmonella. Loại vi khuẩn này ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi gây sinh non, co bóp tử cung. Khiến mẹ bầu mất nước do tiêu chảy hoặc ói mửa. Khi ăn trứng gà, bầu nên luộc chín trứng hoàn toàn. Không nên ăn trứng bên ngoài hàng quán để tránh ăn phải trứng cũ, trứng không được làm chín kỹ.
Không nên ăn quá nhiều
Vậy, bà bầu ăn bao nhiêu là đủ? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần, bà bầu chỉ nên ăn từ 3-4 quả. Đặc biệt nếu bà bầu tăng cân quá nhanh hoặc có tiền sử bệnh tim mạch chỉ nên ăn mỗi tuần 1 quả trứng gà.
Ngoài ra, một quả trứng gà chứa hơn 200mg cholesterol. Nếu mẹ bầu có hàm lượng cholesterol trong máu cao thì chỉ nên ăn lòng trắng trứng, hạn chế ăn lòng đỏ.
Không ăn trứng gà đã để quá lâu
Trứng gà được thu hoạch quá lâu sẽ không còn chất dinh dưỡng và có nhiều vi khuẩn đã sinh sôi nảy nở. Làm hư hại lòng trắng, lòng đỏ và gây hại cho mẹ và thai nhi. Thêm vào đó, bà bầu nên ăn trứng gà ngay sau khi chế biến. Tránh ăn trứng gà đã để qua đêm.
Thêm một lưu ý khác cho mẹ, đó là bảo quản tốt nhất là trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 20ºC. Không nên cất trứng gần các thực phẩm khác, tốt nhất là nên để ở khay đựng trứng riêng.