Bệnh lao ở trẻ em và cách phòng tránh cần biết

0 0
Read Time:4 Minute, 44 Second

Bệnh lao ở trẻ em không phải là một bệnh hiếm gặp, trẻ cũng là đối tượng dễ bị tác động bởi bệnh truyền nhiễm. Đây cũng là bệnh có thể lây qua đường hô hấp. Vi khuẩn gây nên bệnh lao thường tồn tại lơ lửng trong không khí. Khi bệnh nhân lao ho, hắt hơi, khạc đờm hoặc nói chuyện có thể truyền sang người không mắc. Trẻ em có thể mắc phải bệnh này khi hít phải trực khuẩn lao có trong không khí. Trẻ sơ sinh rất dễ bị lây bệnh từ người xung quanh. Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh lao ở trẻ em sau đây.

Trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh lao cao?

Đối với trẻ em sống trong gia đình có người mắc bệnh lao phổi hay những trẻ dưới 5 tuổi, trẻ nhiễm HIV hoặc suy dinh dưỡng nặng có nguy cơ nhiễm lao và mắc lao cao hơn những trẻ em khác. Bệnh lao xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ em  từ 1 – 4 tuổi sống ở những nước lưu hành bệnh lao.

Trẻ suy dinh dưỡng
Trẻ bị suy dinh dưỡng có nguy cơ nhiễm lao và mắc lao cao hơn những trẻ em khác

Các thể lao trẻ có thể gặp phải và biểu hiện của nó

Trẻ em có thể bị mắc tất cả các thể lao, tuy nhiên, các thể bệnh lao thường gặp ở trẻ tập trung ở 4 thể: lao sơ nhiễm (hay lao khởi đầu); lao cấp tính (như lao màng não và lao kê); lao hô hấp sau sơ nhiễm (như lao phổi và lao màng phổi); lao ngoài phổi (như lao hạch, lao xương khớp, lao cột sống, lao màng bụng, màng tim, lao niệu – sinh dục, lao ruột…)

Lao sơ nhiễm

Thường gặp nhiều nhất. Sơ nhiễm lao thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt, mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa.

Lao cấp tính

Lao cấp tính trong đó lao màng não, lao kê cấp tính là 2 biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao dễ đưa đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm. Nó có thể để lại di chứng trầm trọng nếu chẩn đoán trễ. Bệnh có thể xảy ra ở các lứa tuổi. Nhưng nhiều nhất ở trẻ nhỏ không tiêm vaccin BCG, trẻ dưới 2 tuổi.

Lao kê

Là lao cấp ở phổi, xuất hiện trong những tuần lễ đầu sau sơ nhiễm lao. Với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy. Không có nốt hồng ban trên bụng (khác thương hàn). Và luôn luôn có dấu hiệu hô hấp khó thở, tím tái. Trẻ bị lao kê thường dễ dẫn đến lao màng não.

Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm

Thường gặp ở trẻ lớn, gần tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ, bao gồm: lao màng phổi; lao phổi.

Lao màng phổi là một bệnh lý do Mycobacterium tuberculosis gây ra. Biểu hiện chủ yếu là tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi (TPE) do nhiễm Mycobacterium tuberculosis của màng phổi. Và được đặc trưng bởi sự tích tụ mãn tính mạnh mẽ của các tế bào chất lỏng và viêm trong không gian màng phổi

Lao ngoài phổi

Loại này thường là biến chứng chậm hơn sau sơ nhiễm lao. Có nhiều dạng lao ngoài phổi. Ví dụ như: lao cột sống: giai đoạn đầu thường trẻ có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng; lao xương, khớp: trẻ bị sưng đau khớp và chảy mủ ở xương khớp rò ra ngoài da; lao hệ niệu: trẻ có triệu chứng đi tiểu ra máu, thường có kèm theo sưng tinh hoàn nếu là bé trai; lao hạch: nổi hạch thường từng chùm, dính, nếu để trễ sẽ gây rò mủ làm sẹo xấu; lao ruột: đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đờm, máu kéo dài.

Điều trị lao tiềm ẩn ở trẻ rất quan trọng

Điều trị lao tiềm ẩn là rất quan trọng đối với trẻ nhỏ (dưới 2 tuổi). Vì trẻ em có nguy cơ phát triển bệnh nghiêm trọng cao nhất (bệnh lao phổi và lao màng não). Những trẻ em được điều trị lao tiềm ẩn đó là: Trẻ em dưới 5 tuổi tiếp xúc hộ gia đình với người bệnh lao phổi, loại trừ mắc lao; Trẻ em 0-14 tuổi nhiễm HIV được xác định không mắc lao; Trẻ 5 -14 tuổi tiếp xúc hộ gia đình với người bệnh lao phổi có xét nghiệm Mantoux hoặc IGRA dương tính và được xác định không mắc lao.

Cách phòng ngừa bệnh lao ở trẻ em

Trẻ tiêm phòng
Tiêm vắc-xin là cách phòng ngừa bệnh lao ở trẻ em hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh lao ở trẻ em, cần tiêm vắc-xin BCG cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên nó chỉ bảo vệ trẻ khỏi bệnh lao cho tới khi 15 tuổi và vắc-xin không an toàn khi sử dụng cho trẻ sống chung với HIV. Vì vậy, những trẻ em dưới 5 tuổi hoặc trẻ có cơ địa suy giảm hệ miễn dịch. Ví dụ như trẻ nhiễm HIV, suy dinh dưỡng cần được tầm soát và điều trị dự phòng lao khi trẻ có tiếp xúc với người mắc lao phổi.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

23 − = 20