Bệnh giun kim: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng chống

0 0
Read Time:3 Minute, 27 Second

Bệnh giun kim là một loại bệnh phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nhưng lứa tuổi thường mắc nhất là ở trẻ em. Lý do gây bệnh giun kim đó là vì nhiễm ký sinh trùng giun kim, có tên khoa học là Enterobius vermicularis. Giun kim sinh sôi và phát triển tại hậu môn, thức ăn của những con giun kim này là máu của vật chủ. Nhiễm giun kim gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân mỗi người, làm chúng ta khó chịu. Tuy nhiên ta hoàn toàn có thể phòng tránh được. Trước khi tham khảo cách phòng tránh bệnh, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh giun kim.

Bệnh giun kim là do nhiễm ký sinh trùng giun kim (tên khoa học là Enterobius vermicularis).

Hình thái: Giun kim có màu trắng sữa, đầu hơi phình và vỏ có khía. Miệng chúng có 3 môi, chiều dài giun đực khoảng 2-5mm, đuôi cong và có gai sinh dục khoảng 70mm. Giun cái dài khoảng 9-12 mm có đuôi dài và nhọn.

Giun kim cái đẻ trứng thải ra ngoài môi trường, trứng giun kim phát triển tốt và nở thành trứng mang ấu trùng và có khả năng lây nhiễm ở nhiệt độ 300C, độ ẩm 70% và oxy sau khoảng 6-8 giờ. Giun kim cái chỉ đẻ trứng vào ban đêm ở nếp nhăn của hậu môn và trứng phát triển thành ấu trùng có khả năng cử động. Chính vì chúng thường đẻ trứng vào ban đêm và tiết ra một chất gây ngứa nên người mắc giun kim thường xuyên ngứa hậu môn dữ dội vào đêm.

Trẻ mút tay
Thói quen mút tay ở trẻ là một trong những phương thức lây truyền bệnh giun kim

Phương thức lây truyền bệnh giun kim:

  • Qua đường ăn uống: Do dùng tay gãi hậu môn có chứa trứng giun kim sau đó cầm thức ăn hoặc mút tay ở trẻ nhỏ.
  • Đường truyền nhiễm khác: Trứng giun kim sau khi sinh và phát triển thành ấu trùng giun kim tại nếp hậu môn thì ngược lên manh tràng phát triển thành giun trưởng thành, kiểu này hiếm gặp.

Triệu chứng của bệnh giun kim

Người mắc bệnh giun kim có thể có các triệu chứng như:

  • Ngứa quanh hậu môn, nhất là vào ban đêm là một triệu chứng hay gặp và đặc hiệu của bệnh.
  • Trẻ em bị nhiễm giun kim thường quấy khóc về đêm do ngứa hậu môn, quan sát ở rìa hậu môn có thể thấy giun kim cái ở rìa hậu môn.
  • Đi đại tiện thấy ấu trùng giun kim trong phân.
  • Ngoài ra do giun kim sống tại vùng hậu môn nên có thể chui vào âm đạo gây ngứa âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.
  • Giun kim có thể chui vào ruột thừa, có thể bị bội nhiễm gây viêm ruột thừa.
  • Mắc bệnh kéo dài có thể gây thiếu máu mạn tính: hoa mắt, chóng mặt.

Cách phòng chống bệnh giun kim

Đồ ăn sống
Không nên ăn đồ chưa chín vì dễ nhiễm ký sinh trùng gây bệnh giun kim

Học viện bác sĩ gia đình Mỹ đã cung cấp một số lời khuyên giúp phòng ngừa nhiễm giun kim, bao gồm:

  • Thường xuyên rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
  • Thường xuyên cắt tỉa móng tay cho trẻ nhỏ. Lưu ý tránh để cho trẻ cắn móng tay;
  • Thay quần áo lót sạch sẽ cho trẻ hằng ngày;
  • Tắm rửa cho trẻ vào buổi sáng thay vì vào buổi tối, điều này giúp ngăn ngừa sự lây lan của trứng giun kim sản sinh trong đêm;
  • Vì trứng giun kim kỵ với ánh sáng mặt trời. Vì vậy nên mở rèm cửa phòng của trẻ hằng ngày;
  • Sau khi trẻ đã được điều trị khỏi bệnh giun kim. Cho nên cho trẻ mặc quần áo lót và nằm giường sạch sẽ.
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

70 + = 74