Bệnh chốc ở trẻ em: Những thông tin quan trọng bạn nên biết

0 0
Read Time:3 Minute, 40 Second

Bệnh chốc là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ em. Tuy nó không phải bệnh nguy hiểm nhưng ở một số trường hợp, nó cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong. Bệnh xảy ra ở lớp nông thượng bì của da vậy nên thường không mấy khi để lại sẹo. Bệnh hay lây lan, có thể lây từ trẻ này đến trẻ khác nên bệnh chốc còn được gọi là “chốc lây”. Cha mẹ cần nắm rõ cách phòng tránh bệnh chốc ở trẻ em để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Cùng chúng tôi tìm hiểu những kiến thức chi tiết về bệnh này qua bài viết sau đây.

Lý do gây bệnh chốc ở trẻ em

Bệnh do tụ cầu vàng hoặc do liên cầu trùng sinh mủ, hoặc phối hợp cả 2 loại vi trùng này. Hai vi trùng này có thể trú ở những người bình thường nhưng mầm bệnh thường ở cửa mũi trước (thường gặp nhất), vùng nách, hầu họng và vùng bẹn – chậu và có thể tự lây nhiễm hay lây cho các trẻ em khác.

Các yếu tố thuận lợi gây nên bệnh chốc: Khí hậu nóng, độ ẩm cao, điều kiện vệ sinh không tốt, sinh hoạt đông đúc như trong môi trường các nhà trẻ và trường mẫu giáo, chấn thương do cào gãi, chấn thương hay bệnh lý sẵn có như chàm thể tạng, bệnh ghẻ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc

Trẻ bị bệnh chốc
Trẻ bị bệnh chốc trên mặt và cơ thể

Chốc có các dạng: nguyên phát và thứ phát (chốc hóa); bóng nước và không bóng nước.

  • Chốc không bóng nước: do tụ cầu vàng, hay do liên cầu sinh mủ, hay phối hợp cả hai.
  • Chốc bóng nước: do tụ cầu vàng. Bóng nước vở ra, không hồng ban… Các mụn nước nhỏ sau đó vỡ ra mày có màu mật ong.

Bệnh chốc lở thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi. Bệnh rất dễ nhận biết qua những vùng da có vết loét đỏ, dễ vỡ, chứa nhiều mụn nước, không đau nhưng ngứa ngáy khó chịu.

  • Biểu hiện của bệnh bắt đầu xuất hiện sau quá trình ủ bệnh kéo dài từ 1 đến 3 ngày.
  • Vùng da bị chốc của trẻ trở nên ngứa và ửng đỏ.
  • Xuất hiện tổn thương ban đầu là những nốt phồng rộp, thường ở quanh mũi và miệng, tay, chân.
  • Sau đó, những nốt phồng rộp này vỡ ra và chảy dịch vàng nhầy, đóng vẩy ướt nổi gồ lên mặt da.
  • Cuối cùng, vẩy khô dần và tróc, da lành hoàn toàn sau vài ngày.

Bệnh chốc ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh chốc lở ở trẻ em về cơ bản không nguy hiểm. Các nốt lở loét khi được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ lành dần và biến mất mà không để lại sẹo. Tuy nhiên ở một số trường hợp, nhất là khi các vết chốc không được điều trị đúng bệnh chốc có thể để lại một số biến chứng và sẹo xấu.

Cách phòng ngừa bệnh chốc ở trẻ

Trẻ tắm
Giữ vệ sinh thân thể cho trẻ để tránh bị bệnh chốc
  • Cần phải vệ sinh thân thể, tắm giặt, gội đầu để tránh bị nhiễm khuẩn, nhất là với trẻ em.
  • Không nên giữ trẻ ở nơi thiếu ánh sáng và ẩm thấp. Cần vệ sinh và làm thoáng mát nơi các cháu học tập và sinh hoạt.
  • Xử lý đúng các vết trầy xước bằng cách rửa sạch vùng bị thương bằng dung dịch sát khuẩn để tránh nhiễm khuẩn.
  • Cắt móng tay cho trẻ để trẻ khỏi cào gãi. Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên.

Khi có biểu hiện của bệnh nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa sớm để khám và điều trị. Tránh để lâu ngày, gãi nhiều sẽ lây lan và gây bội nhiễm…. Không cho trẻ đến lớp để tránh lây nhiễm ra cộng đồng. Giặt quần áo, khăn của trẻ hằng ngày và không dùng chung với người khác trong nhà. Không dùng tay để làm giập vỡ mụn nước, mụn mủ, không cạy vảy da.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

50 − 46 =